Theo đó, khu Tây Sài Gòn là một trong những trọng điểm của thành phố nằm trong chương trình phát triển 5 năm từ 2015 đến 2020 của cả nước. Chương trình đã được đề ra trong các cuộc họp của chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh với các đơn vị cơ quan có chức năng.
Trong đó, cơ sở hạ tầng giao thông cần phải được đẩy mạnh đầu tư phát triển nhằm phục vụ cho các công trình bất động sản được nhanh chóng thi công và hoàn thiện đúng tiến độ.
Để đẩy mạnh thực hiện các chính sách không gây ảnh hưởng đến môi trường, người dân. Các nhà đầu tư quy hoạch đã có chính sách giãn dân sang các vùng đất thích hợp để đảm bảo tránh được các ảnh hưởng tiêu cực, đảm bảo trong việc tập trung các kết cấu cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ.
Đồng thời cơ sở hạ tầng giao thông được kiểm tra nghiêm ngặt nhằm tránh các tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông. Ngoài ra giúp kết nối khu vực Tây Sài Gòn với các khu vực khác một cách thuận tiện nhất có thể. Đó cũng là cách để giảm thiểu những áp lực khi thực hiện các chương trình liên quan.
Theo đánh giá của các chuyên gia bất động sản, trong bối cảnh mà những khu vực khác của thành phố quỹ đất ngày càng hạn hẹp, dẫn đến thị trường bất động sản khan hiếm sản phẩm thì khu Tây sẽ mở ra một tương lai mới. Bằng chứng là hiện nay nhiều nhà đầu tư đang giành nhiều sự quan tâm hơn vào khu Tây Sài Gòn để đón đầu thị trường. Khi hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực đang phát triển mạnh, bất động sản ở đây cũng tăng giá từng ngày.
Lợi thế sẽ ngày một rõ nét hơn với các tuyến Metro số 2 số 3A và số 6. Đặc biệt chúng còn có sự kết nối với nhau giúp giao thông có thể linh hoạt hơn với các khu vực lân cận.
Ngoài các tuyến Metro, TP. Hồ Chí Minh còn chuẩn bị khởi công đường vành đai 3. Giúp giao thông Tây Sài Gòn có thể kết nối với các quận nội thành và Bình Dương, Đồng Nai, Long An dễ dàng hơn.
Quận Bình Tân cũng được đầu tư hàng loạt hạ tầng. Mới đây, UBND TP. Hồ Chí Minh đã giao Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh giải quyết ùn tắc giao thông tại hàng loạt các tuyến đường.
Đồng thời, mở rộng thêm các ngã 3, ngã 4 giúp giao thông thống thoáng hơn. Mở rộng cầu bắc qua kênh Lương Bèo (từ 8 lên 16m) và cầu vượt đường Trần Văn Giàu. Đầu tư các dự án chống chiều, chống ngập và nâng cấp tuyến đường Hồ Học Lãm…
Bên cạnh đó, ngày càng xuất hiện nhiều hơn các tiện ích phục vụ nhu cầu của cư dân khu Tây Sài Gòn. Chúng mang đến diện mạo mới cho khu vực như: cụm rạp chiếu phim Galaxy, trung tâm thương mại AEON Mall, siêu thị BigC, siêu thị Coopmart, chuỗi cửa hàng tiện lợi của Circle K, công viên, trường học, bệnh viện…
Thực tế trên cho thấy, khu Tây TP. Hồ Chí Minh đang có những thay đổi trông thấy. Đặc biệt ở quận Bình Tân, mà trọng tâm của nó là khu Tên Lửa. Với sự hiện diện của AEON Mall – một trung tâm mua sắm đến từ Thái Lan.
Các tin liên quan
- Chuyên gia dự đoán thời điểm thị trường bất động sản hồi phục Ngày đăng: 20/12/22
- TP.HCM kiến nghị nhiều chính sách về đất đai Ngày đăng: 20/10/22
- Đất ở TP HCM được bồi thường tối đa gấp 15 lần giá nhà nước ( HOT ) Ngày đăng: 19/08/22
- Những chính sách có hiệu lực trong tháng 8/2022 người sắp mua nhà, xây nhà cần biết Ngày đăng: 08/08/22