Tết đến nơi, nguy cơ lỡ kế hoạch dời Bến xe Miền Đông
Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là đến tết Nguyên Đán 2018, nhưng bến xe miền Đông mới (quận 9) vẫn đang ngổn ngang và có nguy cơ lỡ hẹn để di bến xe miền Đông hiện hữu (quận Bình Thạnh) về đây trước ngày 30/1/2018.
Bến xe miền Đông mới là một trong những dự án hạ tầng quan trọng tại khu vực cửa ngõ phía Đông của TP.HCM. Dự án nằm gần kề với nhà ga cuối của tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), xa lộ Hà Nội mở rộng và bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 đang được xây dựng. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại bến xe miền Đông mới vẫn chưa thể thành hình. Nguy cơ vỡ kế hoạch di dời bến xe về đây dần hiển hiện khi thời gian chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa.
Bất cập nhà tái định cư: Đến không gian chung cũng bị xà xẻo
Bên cạnh tình trạng bị “chê” vì chất lượng kém, hiện ở các khu tái định cư (TĐC) còn tồn tại một thực trạng khác đó là không gian chung đang bị xà xẻo, chiếm dụng. Minh chứng dễ thấy nhất là tình trạng vi phạm trật tự đô thị, vệ sinh môi trường… gây mất mỹ quan đô thị diễn ra phổ biến, gây bức xúc trong dư luận.
Tương tự, khu TĐC Vĩnh Phúc là tập hợp của hơn 20 khối nhà chung cư nằm trên địa bàn phường Vĩnh Phúc (Ba Đình, Hà Nội) với tổng diện tích trên 7,2ha. Tuy nhiên, theo ghi nhận ngoài việc biến không gian chung thành hàng quán thì tại một số khu vực như sân chơi giáp ranh nhà D và nhà C khu TĐC Vĩnh Phúc trở thành điểm họp chợ, đỗ xe. Tình trạng trên còn xảy ra ở đoạn đường giáp ranh khu nhà G vì ô tô đỗ tràn lan dưới lòng đường. Đáng nói, ngoài việc gây cản trở giao thông cứ mỗi chiều khi vãn chợ, rác thải lại xả ra tràn lan gây ảnh hưởng môi trường.
Nghịch lý lãi trước lỗ sau giữa ma trận sốt đất Sài Gòn
Ông Ninh bán nhà mặt tiền tại Bình Tân được 11 tỷ đồng, lãi 3 tỷ nhưng muốn tậu căn tương tự phải có 15 tỷ mới thương lượng được.
Căn nhà mặt phố của ông Ninh có mặt tiền 8m, dài gần 20m, quy mô một trệt 3 lầu, nằm trên tuyến đường khá sầm uất của quận Bình Tân, TP HCM. Cách đây vài năm, gia đình ông ghép từ 2 thửa đất lại làm một để xây căn nhà khang trang, tầng trệt là nơi kinh doanh, tầng trên dùng để ở. Tuy nhiên, sau khi gia đình ông tổ chức nhiều chuyến đi nước ngoài khảo sát cơ hội ở xứ người đã rút lại ý định đầu tư ra hải ngoại. Số tiền 11 tỷ đồng được vợ chồng ông mang trở về Bình Tân, tìm mua một căn nhà khác tương tự như căn đã bán. Song, quý IV/2017 nhà đất tại TP HCM đã đồng loạt thiết lập mặt bằng giá mới, những căn nhà phố mặt tiền 8m tương tự như căn nhà cũ tại địa bàn này bị hét giá 14-15 tỷ đồng một căn.
Nếu trước đây, những khu đất trên 2.000 m2 phải lập dự án 1/500, không được phân lô bán nền thì trong Quyết định 60 của TP.HCM mới ban hành lại bỏ quy định này.
“Ở đâu có đất trống là ở đó có phân lô”, ông Hùng nói và cho biết giới “cò” đất cũng được mùa làm ăn. Quả đúng thế, con đường Bưng Ông Hoàng, Tam Đa... “cò” đất hiện diện khắp nơi chào mời khách mua đất. Trên cù lao Long Phước, trước đây vốn yên bình bởi gần như tách biệt với đô thị, thì nay giới “đầu nậu” đất cũng ồ ạt kéo về.
Đầu năm, thị trường địa ốc đón nhiều chính sách tích cực
Nhiều cải cách thủ tục hành chính, những ưu đãi mới cùng các chế tài mới sẽ là nền tảng giúp hoạt động thị trường năm 2018 phát triển bền vững hơn.
Theo Nghị định 123/2017, nếu chuyển mục đích sử dụng từ đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (không phải là đất ở) có nguồn gốc nhận chuyển nhượng đất ở của hộ gia đình, cá nhân sang đất ở để thực hiện dự án đầu tư từ ngày 1/7/2014 trở về sau, thì Tiền sử dụng đất = (Tiền sử dụng đất tính theo quy hoạch xây dựng chi tiết của dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt) - (Tiền sử dụng đất tính theo quy hoạch xây dựng chi tiết xây dựng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.)
Nguy cơ “tiền mất tật mang” khi đầu tư bất động sản Vân Đồn
Trước sức nóng đặc khu kinh tế khiến giá đất leo thang từng ngày, mới đây Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam lên tiếng cảnh báo các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ khi đến với Vân Đồn.
Theo báo cáo của UBND huyện Vân Đồn, trong khoảng thời gian 10 tháng năm 2017, trên địa bàn có gần 1.100 trường hợp làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đáng chú ý, trong tháng 7 có hơn 200 trường hợp, sang tháng 10 có đến 350 trường hợp. Số lượng hồ sơ giao dịch nhiều nhất tập trung tại thị trấn Cái Rồng và các xã Hạ Long, Đông Xá. Vì đây được xác định sẽ là trung tâm hành chính kinh tế Vân Đồn nên các đối tượng đầu tư, có nhu cầu mua đất để sử dụng với số lượng lớn.
Mua nhà ở xã hội bằng hợp đồng ủy quyền có thể mất trắng
Mặc dù được công chứng dấu đỏ nhưng những giao dịch mua bán nhà ở xã hội bằng hợp đồng ủy quyền có thể khiến người mua nhà mất trắng.
Không chỉ rao bán công khai, hiện nay có tình trạng mua bán nhà ở xã hội bằng hình thức “Hợp đồng ủy quyền” được công chứng. Theo một bản hợp đồng mà phóng viên có được, các điều khoản của hợp đồng ủy quyền căn nhà ở xã hội này nêu rõ, bên được ủy quyền (người mua – pv) thay mặt bên ủy quyền nộp tiền mua nhà cho chủ đầu tư theo tiến độ, ký biên bản bàn giao căn hộ khi chủ đầu tư bàn giao, lập và ký các hợp đồng sinh hoạt như điện, nước với các cơ quan chức năng và thực hiện việc thanh toán tiền sử dụng các dịch vụ trên…
Các tin liên quan
- Chuyên gia dự đoán thời điểm thị trường bất động sản hồi phục Ngày đăng: 20/12/22
- TP.HCM kiến nghị nhiều chính sách về đất đai Ngày đăng: 20/10/22
- Đất ở TP HCM được bồi thường tối đa gấp 15 lần giá nhà nước ( HOT ) Ngày đăng: 19/08/22
- Những chính sách có hiệu lực trong tháng 8/2022 người sắp mua nhà, xây nhà cần biết Ngày đăng: 08/08/22